Tính Cách Của “Kẻ Tinh Ranh (Shrewdy)”
Đức Chúa Trời biết Gia-cốp muốn gì. Hãy xem cách Gia-cốp “khấn vái” (Sáng 28:20). “Nếu Chúa ban cho tôi điều nầy, tôi sẽ dâng Chúa điều nọ.” Người Do Thái rất
thích thương lượng. Chúng ta sẽ thương lượng như thế nào với Chúa? Chúa đưa ra các điều khoản của giao ước. Ngài biết Gia-cốp muốn thực hiện giao dịch. Chúa biết Gia-cốp sẽ cố đạt được phước hạnh, mục đích, và sự kêu gọi của Ngài bằng sức riêng. Phải chăng Chúa quở trách ông và phán: Gia-cốp, đừng làm điều đó? Không. Tôi có thể nói tôi cố gắng đến cật lực để bảo bạn: “Đừng làm điều đó,” bởi vì tôi có thể đứng trước gương và cật lực nói với chính mình: “Đừng làm điều đó.” Nhưng dù thế nào đi nữa tôi sẽ phải làm, và bạn cũng vậy. Vấn đề duy nhất là phải mất bao lâu để Chúa làm nên sự tan vỡ đó trong cuộc đời chúng ta? Không có gì chúng ta có thể làm để đến nơi Chúa muốn chúng ta ở được nhanh hơn, nhưng rất nhiều việc chúng ta làm có thể khiến nó chậm lại.
Con dân Israel có nhớ mình ra khỏi xứ Ê-díp-tô để đi đến Đất Hứa không? Đây là khoảng cách nhỏ. Ngay cả đi bộ, một người có thể chỉ mất vài tuần, nhưng họ đã mất bốn mươi năm. Thế hệ thứ nhì đã vào Đất Hứa, chứ không phải thế hệ thứ nhất. Tạo vật cũ phải chết trong thế gian nầy; chỉ tạo vật mới có thể đi đến thiên đàng. Không có gì chúng ta có thể làm để đến thiên đàng nhanh hơn, song rất nhiều việc chúng ta làm có thể khiến nó chậm lại, và Gia-cốp chắc chắn làm chậm lại. Gia-cốp mắc kẹt với La-ban suốt mười bốn năm.
Trong Sáng 28:20 đó là, “Chúa làm điều nầy và tôi sẽ làm việc kia.” Gia-cốp rời khỏi sự giàu có mình để đến với gia đình La-ban nghèo khó một thời gian, và như Y-sác, tất cả đều cho bối cảnh người phụ nữ tại giếng nước, dĩ nhiên ở Sáng Thế Ký đoạn 29.
Người nói, “Nầy, trời hãy còn sớm…”
(Khi ông đến với người phụ nữ tại giếng nước).
“…chưa phải là giờ nhóm hiệp các súc vật; vậy, các anh hãy cho bầy chiên uống nước, rồi thả đi ăn lại đi. Ðáp rằng: Chúng tôi làm như vậy chẳng được; phải đợi các bầy hiệp lại đủ hết rồi, bấy giờ mới lăn hòn đá trên miệng giếng ra, cho bầy uống nước được” (Sáng 29:7-8).
Loại nước gì ở trong giếng? Nước Sống—“mayim hayim” (Giăng 4:10). Theo Giăng 7:39, Nước Sống là gì? Đức Thánh Linh. Việc lăn hòn đá ra là hình bóng về điều gì? Sự Phục Sinh. Đức Thánh Linh không thể đến cho đến khi Chúa Jesus được phục sinh, rồi chiên có thể tụ họp lại. Đức Chúa Trời làm thành tất cả mục đích Ngài.
Gia-cốp là “kẻ tinh ranh,” ông khéo léo, thông minh. Chúa đối phó với người tinh ranh và khéo léo thông minh như thế nào? Ngài hợp sức với ai đó còn ranh ma và tàn nhẫn hơn cả kẻ đó.
Đức Chúa Trời đã từng đặt bạn vào mối quan hệ với tín nhân khác còn tính toán hơn cả bạn chưa? Tôi sẽ không thực hiện bất kỳ lời nói đùa nào về vợ tôi, nhưng người mà chúng ta kết hôn là người Chúa sẽ dùng đối phó với xác thịt chúng ta. Chúa không đặt chúng ta trong Hội Thánh chỉ để nhận phước hạnh và thụ hưởng việc lành, mà Ngài đặt chúng ta trong Hội Thánh để xung đột với các tín nhân khác cố tình chà đạp chúng ta cách sai trật. Bạn có nghĩ mình là kẻ tinh ranh không? Bạn có nghĩ mình thì tài tình, khéo léo không? Như Gia-cốp, tôi rất khéo léo đến nỗi đã mất nhiều năm với La-ban.
Tôi đi vòng quanh thế giới với vé hạng nhất, tôi có bạn bè ở đỉnh cao công nghệ nhạc pop, tôi có hàng tấn tiền, và tôi kết thúc công việc tại nhà thuốc tây ở Haifa, Israel trong stetl*—khu ổ chuột thuần Do Thái chính thống suốt nhiều năm. Nơi đó, ở một bức tường đầy các toa thuốc, còn trên bức tường kia là những người thuộc các tổ chức chống truyền giáo. Tôi bí mật dò xét họ trải nhiều năm. Tôi nghĩ vào một ngày những gã nầy thấy tôi phân phát chứng đạo đơn, và đó sẽ chấm dứt công việc của tôi, kết thúc mọi sự. Chúa luôn bảo vệ tôi; Ngài luôn làm mờ mắt họ. Khi thấy họ đến, tôi sẽ đi—chỉ nhặt lấy chứng đạo đơn và chạy. Thật kinh khủng khi phải đếm những viên thuốc. Tôi ghét việc đó, nó nhàm chán và ngu ngốc. Không chỉ vậy, sau khi được cứu, tôi ngỡ những ngày bán ma túy của tôi đã chấm dứt. Hỡi các chàng trai, tôi lại có suy nghĩ khác. Đức Chúa Trời có thể cứu chuộc bất kỳ việc gì, song nó cứ lại tiếp tục suốt nhiều năm. Nếu bạn dùng mỗi ngày, bạn sẽ học tiếng Hê-bơ-rơ tốt hơn nhiều, so với khi bạn không sử dụng.
*Stetl, số nhiều stetlekh là thị trấn nhỏ với dân Do Thái rất đông. Stetlekh tồn tại ở Trung và Đông Âu (Đế Quốc Nga, Ba Lan, Galicia, và Romania) vào thế kỷ 19, trước nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Một số cư dân ở stetl đã di cư trước và sau Holocaust, chủ yếu là đi đến Israel và Mỹ. ND.
Tôi thường dùng bữa ở New York và tôi rất sợ người Do Thái Chính Thống giáo. Tôi không chạy trốn, nhưng lo lắng khi thấy họ đến. Làm việc lân cận họ, sống bên cạnh họ, và đối phó với họ mỗi ngày, tôi học được rất nhiều về nền văn hóa họ, về cách họ ở, và những việc bí mật trong cuộc sống họ. Họ không tin việc kiểm soát sinh sản, nhưng phụ nữ họ dùng thuốc. Họ dùng nhiều thuốc an thần vì họ dễ bị kích thích thần kinh. Tôi học được rất nhiều rằng Đức Chúa Trời đã mang tôi ra khỏi từng trải khủng khiếp đó, nầy là nơi Chúa đối xử với tôi. Tôi không biết nơi của bạn sẽ là gì, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đặt bạn cùng với một “La-ban” khác.
Gia-cốp là kẻ bội tín tốt lành—ông nắm lấy gót chân anh mình. La-ban đã lừa bịp ông, gã cho ông con gái khác. Rồi Gia-cốp lừa bịp lại La-ban với gia súc. Ông luôn đấu tranh trong xác thịt—“Ta sẽ có được hắn.”
“Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quý hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Ðức Chúa Jêsus Christ hiện ra” (I Phi. 1:6-7).
Cái gì quý hơn vàng? Kim cương ở trong nó.
Tiền công của Gia-cốp thay đổi, ông phải lấy cô gái khác, và kết thúc công việc nơi đó hai mươi năm, thay vì lúc đầu bảy năm mà ông đồng ý. Song tại đỉnh điểm việc gì đó xảy ra với Gia-cốp, đó là giai đoạn thứ nhì: Sự đập vỡ của Chúa. Rồi đêm tối của linh hồn đến. Ngay cả Cơ Đốc nhân thần bí thời Trung Cổ cũng biết về việc đó.