Không Phải Tội Lỗi, Mà Là Tội Nhân
Phương cách mà Đức Chúa Trời tống khứ tội lỗi trước tiên là bằng việc tống khứ tội nhân. Chúa không cất đi vấn đề giận dữ của bạn hay của tôi, hoặc cơn phẩn nộ của bạn hay của tôi, Ngài cất đi bạn; Ngài cất đi tôi. Chúa Jesus không bao giờ nói lúc trên cây thập tự, “Ta đang chết cho tội lỗi các ngươi,” đầy đủ rồi dừng. Ngài phán, “Ta đang chết cho tội lỗi các ngươi, vậy tốt hơn các ngươi hãy đứng dậy nơi đây với Ta.” Đó là phương cách của Ngài. Đức Chúa Trời không tống khứ tội lỗi, Ngài tống khứ tội nhân.
Vấn đề đó là con người thiên nhiên lại là tội nhân. Ma quỷ không cần phải làm chúng ta mất bình tĩnh, hay ham muốn ai đó không phải vợ, chồng chúng ta, hoặc khiến chúng ta làm bất kỳ việc gì—tất cả những gì ma quỷ phải làm là khiến chúng ta trở thành con người (người nam, người nữ) thiên nhiên, rồi dù thế nào đi nữa chúng ta sẽ phạm tội. Phần còn lại thì dễ dàng. Khi ma quỷ khiến chúng ta trở thành con người thiên nhiên, chúng ta là kẻ bị ngã (pushover). Đức Chúa Trời phải tống khứ con người thiên nhiên.
Tôi đã chứng kiến việc nầy. Khi Cơ Đốc nhân phục vụ Chúa trong con người thiên nhiên như Gia-cốp, điều gì xảy ra? Họ thật sự phạm tội và dối trá. Tôi có thể trình ra cho bạn các bức thư thực tế chứng mình lãnh đạo các giáo phái Cơ Đốc lớn ở đất nước nầy đã dối trá về những việc họ có thể bị kiện ra tòa. Con người thiên nhiên vốn là sa ngã.
Ma quỷ không ra ngoài để xui giục chúng ta phạm tội—đó không phải là mục tiêu của nó bởi dù thế nào đi nữa chúng ta sẽ phạm tội. Nó sẽ xui giục chúng ta đi trong xác thịt thay vì Thánh Linh, và cách đầu tiên ma quỷ sẽ cố làm là khiến chúng ta trở nên Cơ Đốc nhân theo cảm xúc riêng của mình.
Trong Kinh Thánh Tân Ước chúng ta có người giống Gia-cốp rất nhiều, và tên người là Phi-e-rơ. Khi gã đó đến bắt Chúa Jesus, Phi-e-rơ rút gươm mình ra và chém đứt tai hắn. Phi-e-rơ rút gươm mình ra: “Ngài ở đâu? Hãy để mặc tôi với Ngài!”—cũng như Gia-cốp. Nhưng khi thử thách thật sự đến? “Trước khi gà gáy hai lượt, ngươi sẽ chối ta ba lần” (Mác 14:29-31).
Chúng ta có thể chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng Đức Chúa Trời cho phép là cuộc khủng hoảng mà chúng ta đối mặt như con người thiên nhiên và chúng ta sẽ thất bại thảm hại. Mãi đến khi Đức Chúa Trời làm việc trong đời sống Phi-e-rơ, chúng ta thấy Phi-e-rơ dạn dĩ đứng lên giảng vào ngày lễ Ngũ Tuần. Không lâu trước đó chỉ vài tuần, “tôi không biết người nầy” và đi theo xa xa. Nhưng vào ngày lễ Ngũ Tuần với Đức Thánh Linh, ông chẳng còn sợ các đám đông nữa. Điều gì đó đã xảy ra. Cũng là cùng một người, khả năng thiên nhiên tương tự, song khả năng thiên nhiên đã đến với (bị đóng đinh trên) thập tự giá. Gia-cốp giống như thế.