Một Cuộc Đời Được Diễn Lại
Cuộc đời Gia-cốp diễn lại rất nhiều về cuộc đời của cha ông mình. Gia-cốp đến để tìm nàng dâu trong vòng bà con, và ông thích Ra-chên. Nhưng chỉ sau khi ông biết yêu
Lê-a cũng nhiều như Ra-chên, ông mới được Ra-chên. Ban đầu Lê-a có tất cả các con, song cuối cùng Ra-chên lại có tất cả các con. Tất cả những người nam vĩ đại trong Thánh Kinh đều biểu hiện trước về Đấng Mê-si theo cách nào đó. Ban đầu Hội Thánh Dân Ngoại có kết quả, nhưng cuối cùng kết quả nhất lại thuộc về Ra-chên—người Do Thái. Dân Do Thái là một quốc gia bắt đầu với Gia-cốp: Mười hai con trai của Gia-cốp—các chi phái và tổ phụ của Israel. Ông diễn lại những kinh nghiệm, và ngay cả vài thử thách của cha ông mình.
Là tín nhân, khi trải qua các thử thách ở đời mình, chúng ta không nghĩ về nó, song những tín nhân khác trước chúng ta—theo ý nghĩa thuộc linh, là cha ông chúng ta—đã trải qua cùng các loại thử thách đó. Chính Hội Thánh phải học những bài học tương tự lập đi lập lại. Hãy chỉ cần nhìn vào lịch sử Hội Thánh. Nó bắt đầu thỏa hiệp, xa khỏi Kinh Thánh, và tái phạm tội, Chúa đưa ra điều gì đó mới, thật tốt khoảng thời gian, rồi lại đi theo tiến trình tương tự lần nữa, cũng giống như các vị vua trong Sử Ký. Lịch sử Hội Thánh trải qua hiện tượng cùng loại như trong Các Quan Xét, Các Vua, và Sử Ký với Israel. Lịch sử Hội Thánh cho biết việc tương tự. Gia-cốp diễn lại kinh nghiệm của cha ông mình. Gia-cốp đại diện cho con người thiên nhiên.
…và bạn đã quên sự khích lệ được gởi đến cho bạn như những người con:
“Hỡi con, chớ dể ngươi sự sửa phạt của Chúa, và khi Chúa trách, chớ ngã lòng; vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt” (Hêb. 12:5-6).
(Rõ ràng ông không tin những lời dối trá của thần học về sự thịnh vượng).
“Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Ðức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt? Nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt mà ai nấy cũng phải chịu, thì anh em là con ngoại tình, chớ không phải con thật. Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao? Vả, cha về phần xác theo ý mình mà sửa phạt chúng ta tạm thời, nhưng Ðức Chúa Trời vì ích cho chúng ta mà sửa phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài. Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” (Hêb. 12:7-11).
Khi chúng ta trải qua thử thách thật rất khổ sở, nhưng khi ra khỏi đó, nhìn lại chúng ta thấy rằng đó là bởi tay Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nói mình không thể trải qua đó lần nữa, nhưng chúng ta vui mừng rằng chúng ta đã đi qua lần đầu tiên, ngay cả cho dù trong lúc đi qua, chúng ta thật sự không muốn. Gia-cốp là minh họa hoàn hảo cho tiến trình đó. Y-sác thì tiêu biểu cho sự sáng tạo mới—ông được đặt trên bàn thờ; Gia-cốp là con của sự sáng tạo mới.